DNR là gì? Ưu nhược điểm giữa công nghệ 2D-DNR và 3D-DNR

Khi chọn mua camera, chắc chắn việc tìm hiểu kỹ các thông số kỹ thuật trên thiết bị là điều vô cùng cần thiết. Điều này giúp bạn có thể biết được tính năng hoạt động cơ bản cũng như lựa chọn được camera phù hợp với nhu cầu lắp đặt. Nổi bật trong đó, DNR được xem là tính năng khá quan trọng. Để biết được DNR là gì? Cách thức hoạt động và lợi ích ra sao. Cùng với đó là sự khác biệt giữa công nghệ 2D-DNR và 3D-DNR là gì? Cùng Camera Kim Thanh tìm hiểu qua thông tin sau đây nhé.

dnr-la-gi-uu-nhuoc-diem-giua-cong-nghe-2d-dnr-va-3d-dnr-camerakimthanh

Công nghệ DNR là gì?

DNR hay Digital Noise Reduction là cụm từ viết tắt của chức năng giảm thiểu kỹ thuật số. Công nghệ này giúp camera giám sát có thể xử lý tình trạng bị nhiễu trong điều kiện môi trường ánh sáng yếu hoặc không có ánh sáng.

Khi ánh sáng yếu, bộ khuếch đại trong camera sẽ khuếch đại ánh sáng để làm rõ hình ảnh. Thế nhưng, nó cũng sẽ kéo theo việc hình ảnh bị nhiễu đi. Ngoài ra tình trạng nhiễu cũng do một số nguyên nhân như ánh sáng kém, nhiễu điện gần đó, nhiệt hay các thuật toán trên thiết bị.

cong-nghe-dnr-la-gi-camerakimthanh

Hiện tượng nhiễu hình ảnh hay video thường có các dấu hiệu cơ bản như sau:

  • Xuất hiện tình trạng nhiễu hạt, có các chấm đen hay trắng trong đoạn ghi hình
  • Hình ảnh hay video xuất hiện hiện tượng sương mù, bị mờ toàn phần hay xuất hiện nền trắng
  • Trên khung hình có xuất hiện những lốm đốm mờ cục bộ

DNR cũng giúp cho hình ảnh hiển thị được sáng và rõ ràng hơn. Giúp giảm hiện tượng các hạt li ti để tăng độ mịn và độ sắc nét. Một số nơi còn gọi DNR với cái tên Dynamic Noise Reduction. Giúp giảm nhiễu động cho video đồng thời giảm kích thước của tệp video.

Nguyên lý hoạt động của DNR truyền thống trong camera

DNR truyền thống thường sử dụng chu kỳ thời gian để làm giảm nhiễu. Kỹ thuật này sẽ so sánh một khung hình chính với khung hình kế tiếp. Nếu phát hiện thông số kỹ thuật nào không phù hợp, DNR sẽ tiến hành loại bỏ nó ra khỏi khung hình.

Sau khi so sánh nội dung tổng thể giữa các khung hình có tiếng ồn, kết quả thu được của công nghệ này là khung hình đã được giảm thiểu tiếng ồn. Về cơ bản, theo truyền thống thì công nghệ DNR chỉ loại bỏ tiếng ồn của các đối tượng ở mặt trước của khung hình toàn cảnh. Còn những gì có trong hình nền vẫn được giữ y nguyên.

nguyen-ly-hoat-dong-cua-dnr-truyen-thong-trong-camera-camerakimthanh

Hiện nay, khi sản xuất camera, người ta cũng thường áp dụng hai thuật toán giảm nhiễu cơ bản. Đó là công nghệ giảm nhiễu kỹ thuật số tạm thời 2D-DNR (giảm nhiễu 2D) và công nghệ giảm nhiễu kỹ thuật số theo không gian 3D-DNR.

Công nghệ 2D-DNR là gì?

2D-DNR là viết tắt của 2 Dimention – Digital Noise Reduction được hiểu là công nghệ giảm nhiễu tạm thời cho camera. Nó hoạt động dựa trên việc so sánh giữa hai khung hình liên tiếp nhau trong cùng một video. Phân tích và phát hiện những điểm ảnh có khả năng do nhiễu tín hiệu sinh ra. Từ đó, thuật toán sẽ tiến hành loại bỏ các điểm ảnh bị nhiễu.

Ưu điểm

  • Có thời gian xử lý khá nhanh. Áp dụng chủ yếu cho camera phân khúc tầm trung, không cần có bộ xử lý đồ họa mạnh. Từ đó giúp hạ giá thành cho camera.
  • Những camera có công nghệ 2D-DNR thường có mức giá khá rẻ và phù hợp với nhu cầu mua của nhiều người dùng.

Nhược điểm

  • Thường mang đến hiệu quả giảm nhiễu tạm thời. Không xác định được hết các điểm nhiễu. Vì thế hình ảnh vẫn có thể xuất hiện các hạt nhiễu trong môi trường ánh sáng yếu.
  • Công nghệ không áp dụng cho các ảnh hay video có độ phân giải cao Full HD (2.0MP), 4MP và 8MP,…

cong-nghe-2d-dnr-la-gi-camerakimthanh

Công nghệ 3D-DNR là gì?

So với 2D-DNR thì công nghệ 3D-DNR sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật hơn. Đây là công nghệ khử nhiễu cao cấp trong không gian. 3D Digital Noise Reduction hoạt động với cơ chế so sánh nhiều khung hình liền kề. Các thuật toán mới sẽ giúp tự phán đoán và xác định các điểm ảnh bị nhiễu dựa trên ma trận điểm ảnh. Sau đó tiến hành loại bỏ chúng giúp cải thiện tốt chất lượng ảnh.

Ưu điểm

  • Giúp loại bỏ sự xuất hiện mờ của hình ảnh khi ánh sáng yếu. Ngay cả những vật thể chuyển động cũng được xử lý không để lại vệt mờ.
  • Đảm bảo mang lại chất lượng hình ảnh rõ nét hơn, giảm nhiễu hiệu quả
  • Công nghệ thích hợp cho những camera cao cấp có độ phân giải từ full HD trở lên.

Nhược điểm

  • Với công nghệ 3D-DNR cũng đòi hỏi bộ vi xử lý camera làm việc nhiều, có thể phân tích chi tiết hơn.
  • Cần có bộ vi xử lý đồ họa mạnh mẽ để chạy các thuật toán hiệu quả
  • Công nghệ này thường được ứng dụng trên các camera quan sát cao cấp. Bởi vậy giá thành cũng khá cao.

Trên đây là những thông tin cần biết về công nghệ DNR là gì? Sự khác biệt giữa công nghệ 2D-DNR và 3D-DNR. Camera Kim Thanh hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn các kiến thức hữu ích khi tìm hiểu và chọn loại camera phù hợp. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ nhé.

5/5 - (1 vote)