Ngày nay trên hầu hết các thiết bị ghi hình như camera đều tích hợp rất nhiều thông số kỹ thuật. Nổi bật trong đó phải nhắc đến H.264. Vậy bạn đã bao giờ tìm hiểu H.264 là gì chưa? Bài viết sau đây của Camera Kim Thanh sẽ bật mí đến bạn định nghĩa cũng như ứng dụng của thông số này. Mời bạn cùng tìm hiểu nhé.
H.264 là gì?
H.264 hay còn được biết đến với các tên gọi như MPEG-4 Part 10 hay AVC ( Advanced Video Coding tức mã hóa video cấp cao). Khi được dùng trên thiết bị, chúng cũng được viết tắt với ký hiệu như MPEG-4 AVC hay H.264 để dễ nhận biết. So với các tiêu chuẩn định dạng thông thường như MPEG-4 hoặc MPEG-2 thì H.264 thuộc dạng cao cấp cũng như có được hiệu quả nén hình ảnh cao hơn.
Thông số này hoạt động giúp cho việc nén hình ảnh trở nên tiết kiệm hơn. Đảm bảo ổ cứng có được không gian lưu trữ tốt. Hơn nữa vẫn có được những hình ảnh nét, chất lượng khi ghi hình.
Năm 2004 là thời điểm đầu tiên mà H.264 được giới thiệu. Nó được ra đời dưới sự hợp tác phát triển của tổ chức hàng đầu thế giới về truyền thông và kỹ thuật điện tử quốc tế ITH-T và ISO/ IEC. Đến thời điểm hiện tại thông số này ngày càng được sử dụng phổ biến trong đời sống.
Một số các thông số chuẩn nén phổ biến khác
Bên cạnh H.264 thì còn rất nhiều thông số chuẩn nén khác. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn M-JPEG và MPEG-4.
Chuẩn nén M-JPEG
JPEG là một trong những ký hiệu thể hiện định dạng của hình ảnh. Chuẩn MJPEG sẽ biên soạn những hình ảnh JPEG này thành các chuỗi. Tiếp đến là dùng các thuật toán để nén hình ảnh thành video.
Ngày nay, chuẩn nén này thường được dùng phổ biến trên camera IP và nhiều dòng camera khác. Ưu điểm nổi bật của chế độ nén này đó là mang đến độ nét cao cho hình ảnh. Tuy nhiên, vì để tạo ra những hình ảnh rõ nét nên chúng cũng tốn dung lượng băng thông khi truyền tải. Đặc biệt là chiếm nhiều dung lượng ổ cứng. Hơn nữa, M-JPEG cũng không hỗ trợ đồng bộ âm thanh – hình ảnh với nhau. Bởi thế nên đôi lúc không đáp ứng được yêu cầu của người dùng.
Chuẩn nén MPEG-4
Cũng giống như M-JPEG, MPEG-4 cũng làm nhiệm vụ nén hình ảnh thành các video. Chuẩn nén này hoạt động với cơ chế so sánh 2 hình ảnh liên tiếp nhau. Nếu thấy sự khác biệt, nó sẽ sắp xếp thành chuỗi và nén cùng lúc. Điều này cũng sẽ giúp làm giảm dung lượng nén, số lượng khung hình sẽ ít hơn. Đồng thời giảm dung lượng lưu trữ trên ổ cứng.
So với M-JPEG thì MPEG-4 có thể đồng bộ được âm thanh – hình ảnh. Hình nén được tốt hơn và cho phép hỗ trợ ứng dụng băng thông tốt. Bởi vậy nên bạn có thể thấy được hình ảnh hiển thị tốt khi xem trực tiếp.
Thế nhưng, so với M-JPEG thì chất lượng hình ảnh cũng bị giảm và thấp hơn khi được nén với MPEG-4.
Ứng dụng của H.264 trong thực tiễn và hệ thống camera
Trong thực tế đời sống
Hiện nay, H.264 ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn. Bạn có thể các thông số kỹ thuật thường xuất hiện ở:
- Các máy quay phim, đầu ghi hình camera, đầu thu kỹ thuật số,…
- Trong các ứng dụng như Youtube, iTunes Store,..
- Trong các phần mềm web như Adobe Flash, Microsoft Silverlight, HTML5
- Sử dụng trong các dịch vụ truyền hình HDTV mặt đất (ATSC, ISDB-T, DVB-T, DVB-T2), cáp (DVB-C) và vệ tinh (DVB-S và DVB-S2),…
Tầm quan trọng của H.264 trong camera quan sát
H.264 được xem là một trong những chuẩn nén có vai trò quan trọng trong hệ thống camera giám sát hiện nay. Chúng mang đến một số ưu điểm nổi bật như:
- Nhờ vào sự tiến bộ của thuật toán mã hóa video nên giúp tiết kiệm 50% băng thông và dung lượng lưu trữ
- Hỗ trợ quá trình nén hình ảnh tốt hơn. Giữ được chất lượng hình ảnh sắc nét.
- Đáp ứng được chất lượng khi dùng nén với những video online có số bit rate thấp
- Lưu trữ được gấp đôi thời gian và tiết kiệm dung lượng với những đầu ghi hình camera
Tuy nhiên, H.264 cũng không thể nào tối ưu được cho tất cả các dòng camera. Nhất là với những camera như Camera HDTVI, Camera HDCVI, Camera AHD,… Bởi những loại này sử dụng dung lượng ổ cứng khá nhiều nên dù có nén bằng H.264 vẫn không đáp ứng được chất lượng ghi hình như ý muốn.
Qua bài viết chia sẻ trên đây, Camera Kim Thanh đã bật mí cho bạn chuẩn nén H.264 là gì? Chúng có ứng dụng thực tế ra sao đối với hệ thống camera giám sát. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có được những kiến thức hữu ích nhất khi sử dụng thiết bị này.